IMF lạc quan hơn về kinh tế Nga
vnba.ru – Trong bản báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế Nga được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố hôm thứ Năm tuần trước đã có những dự báo lạc quan hơn về tình hình kinh tế của nước này. Theo đó, GDP của Nga trong năm 2016 sẽ giảm 1,5% trước khi tăng nhẹ trở lại ở mức 1% vào năm 2017.
Tháng Tư vừa qua, IMF cũng đã công bố dự báo về tình hình kinh tế Nga. Khi đó, GDP của Nga được dự báo giảm 1,8% trong năm 2016 và tăng 0,8% vào năm 2017.
Bên cạnh dự báo lạc quan hơn về tình hình kinh tế vĩ mô, trong báo cáo của mình, IMF cũng nhận định hàng loạt các vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế Nga. Cụ thể là:
Lạm phát được kiểm soát
IMF dự báo: lạm phát sẽ giảm xuống còn khoảng 6,5% vào cuối năm 2016 và tiếp tục giảm trong năm 2017, tiến gần đến mức mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Nga.
Tính đúng đắn của chính sách hoạch định ngân sách 3 năm một
IMF chỉ rõ: việc quay trở lại với chính sách hoạch định ngân sách theo chu kỳ 3 năm có ý nghĩa tối quan trọng nhằm tăng cường ổn định, đưa ra một hình dung rõ ràng hơn về các biện pháp ngân sách – thuế khóa trong giai đoạn tới.
IMF đánh giá cao nỗ lực của chính quyền và sự thích nghi của nền kinh tế Nga với những điều kiện mới.
Cụ thể, trong báo cáo của IMF có nêu: “Suy thoái kinh tế giảm dần nhờ vào gói các biện pháp được các cơ quan chức năng thực hiện, khôi phục lại niềm tin và góp phần ổn định hệ thống ngân hàng: áp dụng cơ chế thả nổi đồng RUB, tăng cường vốn và khả năng thanh khoản cho lĩnh vực ngân hàng, các biện pháp hạn chế chi ngân sách…”
Mối lo về cân bằng ngân sách
Quỹ tiền tệ quốc tế cảnh báo: “Việc thiếu các biện pháp thật sự thuyết phục trong đảm bảo cân bằng ngân sách trong trung hạn có thể dẫn đến tình trạng bất định và kìm hãm tăng trưởng”.
Chờ đợi hạ lãi suất cơ bản
IMF nhận định: việc Ngân hàng Trung ương Nga không thay đổi mức lãi suất cơ bản kể từ tháng 8/2015 là có cơ sở. Tuy nhiên, quá trình bình thường hóa chính sách tài chính tiền tệ (hạ lãi suất cơ bản) có thể sẽ được thông qua, bởi lẽ lạm phát đã giảm trong tầm kiểm soát và xa hơn là triển vọng lạm phát tiếp tục đi xuống.
Tổng kết bản báo cáo của mình, IMF nhấn mạnh Nga cần phải tiến hành nhiều cải cách nhằm khai thác tối đa các nguồn lực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa phi nhiên liệu. Để làm được điều này, cần có nhiều sáng kiến trong hội nhập thương mại quốc tế nhằm mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp xuất khẩu./.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn vnba.ru là vi phạm bản quyền.
Bài viết cùng chuyên mục
Đại diện cho Slovakia tại liên minh châu Âu, Thủ tướng Robert Fico tuyên bố: Các lệnh trừng phạt chống…
Sberbank bắt đầu hạ mức lãi suất cho vay tiêu dùng trong khuôn khổ chương trình ưu đãi, tri ân…
vnba.ru- Thị trường bất động sản Nga năm 2016 đã đi quá nửa chặng đường với nhiều diễn biến bất…
vnba.ru – Theo đánh giá của Ngân hàng Trung ương Nga công bố vào hôm thứ Sáu vừa qua trong…
Điều gì sẽ xảy ra với đồng Rúp, đồng Đô la, và đồng Euro trong tháng Giêng? Dự báo tiền…
vnba.ru- Đồng tiền quốc gia Nga trong nửa sau ngày 9/7 đã tăng trở lại trong bối cảnh giá dầu…