PwC: hậu quả của khủng hoảng kinh tế sẽ còn kéo dài

vnba.ru – Theo thông tin được đăng tải trên tạp chí Vestifinance dẫn nguồn số liệu nghiên cứu từ PwC – một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay tại Nga sẽ có những hậu quả nghiêm trọng, kéo dài, là nguyên nhân dẫn đến nhiều thay đổi quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và tiêu dùng.

малый бизнес1

Kết quả nghiên cứu của PwC cho thấy, tình trạng kinh tế khủng hoảng được thừa nhận một cách rộng rãi và người tiêu dùng đã làm quen, thích nghi với sự thật này. 86% số người tiêu dùng được hỏi cho biết, Nga hiện đang trong tình trạng khủng hoảng kinh tế. 79% cho rằng cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cá nhân của mình.

Cùng với đó, sự kỳ vọng của người tiêu dùng liên quan đến việc Nga thoát khỏi khủng hoảng cũng tương đối tiêu cực. Đa số người được hỏi cho rằng khủng hoảng không thể kết thúc trước năm 2019. Chính vì vậy mà hành vi tiêu dùng đang và sẽ có những thay đổi đáng kể.

Đại diện chi nhánh của PwC tại Nga Martine Payters nhận định: “Mặc dù suy giảm GDP có chậm lại so với năm ngoái, song phản ứng của người tiêu dùng vẫn là tiêu cực. Điều này báo hiệu những thay đổi quan trọng trong hành vi của người tiêu dùng cũng như sụt giảm niềm tin vào khả năng ổn định tài chính trong tương lai dài hạn. Trong bối cảnh đó, việc người tiêu dùng tiết kiệm chi tiêu đã dần trở thành một thói quen cố hữu – điều sẽ làm thay đổi môi trường tiêu dùng trong nhiều năm tới”.

Theo kết quả nghiên cứu, trong năm qua ngày càng nhiều người tiêu dùng hướng đến chiến lược thắt lưng buộc bụng. Họ không chỉ mua ít đi mà còn tìm đến những chương trình khuyến mại, chọn các mặt hàng riêng của nhà bán lẻ vốn có giá rẻ hơn, hay thậm chí cất công so sánh và tìm đến những cửa hàng giá rẻ hơn, dù không nhiều.

Vẫn theo ông Payters, điều này ảnh hưởng đến các doanh nghiệp bán lẻ và sản xuất hàng tiêu dùng, song cũng đồng thời tác động đến tiến độ phục hồi của nền kinh tế nói chung.

84% số người được hỏi cho biết mình đã bắt đầu áp dụng các biện pháp thắt chặt chi tiêu. 36% cho biết hiện chỉ cho phép mình chi cho những mặt hàng đáp ứng nhu cầu tối thiểu. 52% người tiêu dùng giảm mua hoặc chuyển sang các mặt hàng có giá rẻ hơn.

Bên cạnh đó, quan điểm của người tiêu dùng với mua trả góp cũng thay đổi đáng kể. Đa số người được hỏi (88%) cho biết mình không có ý định mua trả góp bất cứ thứ gì trong 12 tháng tới.

Tác động đến doanh nghiệp

Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 45% doanh nghiệp được hỏi cho rằng tình hình kinh tế có khởi sắc hơn trong năm qua – thấp hơn rất nhiều so với con số 68% hồi năm ngoái.

55% doanh nghiệp được hỏi nhận định rằng ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế lần này sẽ nghiêm trọng hơn giai đoạn 2008-2009.

Cũng theo số liệu nghiên cứu, trong vòng một năm qua, lợi nhuận của các công ty giảm trung bình 7%. Trong đó đại đa số doanh nghiệp (90%) cho rằng nguyên nhân là do các chi phí sản xuất kinh doanh ngày càng tăng.

Để giải quyết những khó khăn, các doanh nghiệp buộc phải có những giải pháp hạn chế các khoản chi: giảm lương, cắt giảm nhân sự, xem xét lại toàn bộ chuỗi cung ứng, giảm chi phí cho quảng cáo…/.

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn vnba.ru là vi phạm bản quyền.

Bài viết cùng chuyên mục

Kinh tế chung

Các chuyên gia công ty bất động sản CIAN cho biết, giá thuê đối với những căn hộ có sự…

Kinh tế chung

vnba-ru- Hiểu một cách đơn giản: tiền kỹ thuật số là một cuộc cách mạng công nghệ mà trong đó…

Kinh tế chung

Mạng xã hội VK cho phép người dùng có thể chuyển tiền sang Ucraina. Đại diện truyền thông VK cho…

Kinh tế chung

Theo tờ Kommersant, bộ Phát triển kinh tế và bộ Quốc phòng đã không thống nhất được phương án dự…

Hiệp hội-Cộng đồng

      THƯƠNG VỤ VIỆT NAM TẠI LB NGA HIỆP HỘI CÁC NHÀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TẠI LB…

Kinh tế chung

vnba.ru – Theo thông tin được đăng tải trên TASS dẫn lời Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh kinh…

Bình luận trong bài viết

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *