Tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển liệu có ổn định?

vnba.ru – Một trong những xu hướng nổi bật trên thị trường tài chính, tiền tệ thế giới thời gian qua là sự phục hồi, ổn định đáng kinh ngạc của các đồng tiền đến từ các nước đang phát triển. Trong đó phải kể đến đồng RUB, đồng Real, đồng Rand – những đồng tiền mất giá nhiều nhất kể từ tháng 5/2013, thì giờ đây lại đang được củng cố mạnh mẽ nhất.

kinh te dang phat trien

Nguyên nhân của sự hồi phục này do đâu? Thứ nhất, những quan ngại liên quan đến kinh tế Trung Quốc đã không còn lớn như trước. Chính phủ Trung Quốc đã mở rộng chương trình thúc đẩy đồng thời thắt chặt kiểm soát dòng vốn. Giá của cá loại nhiên liệu mà chỉ cách đây không lâu vốn bị xem nhẹ (ví dụ như quặng sắt) lại tăng mạnh trước viễn cảnh bùng nổ xây dựng tại Trung Quốc. Đồng tiền của các nước xuất khẩu nhiên liệu từ đó cũng tăng giá mạnh.

Nguyên nhân thứ hai là do những thay đổi trong lập trường, quan điểm của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Tháng Mười Hai năm ngoái, lần đầu tiên trong suốt 10 năm, FED đã quyết định tăng lãi suất tiền gửi, đồng thời hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng 4 lần trong năm 2016 này. Tuy nhiên, từ đó đến nay FED vẫn chưa thực hiện kế hoạch của mình. Trong khi đó, mức lãi suất thực tế của các loại trái phiếu sau khi loại bỏ yếu tố lạm phát chỉ là 0,14%.

Điều này đồng nghĩa với việc đồng USD đã trở nên yếu ngay cả đối với các đồng tiền của các nền kinh tế giàu có trên thế giới. Chính vì vậy, theo ông Kit Jaques – chuyên gia phân tích thuộc ngân hàng Société Générale, không có gì ngạc nhiên khi các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến thị trường đem lại nhiều lợi nhuận như Brasil, Nga hay các nước đang phát triển khác.

Tuy nhiên, một điều cần phải thừa nhận la các điều kiện có lợi tại các thị trường đang phát triển chỉ có thể duy trì đến một thời điểm nào đó, chứ không thể là mãi mãi. Chính sách tăng cường cho vay của Trung Quốc chỉ làm tăng thêm mối lo về gánh nặng nợ khổng lồ. Trong khi đó, FED dù sớm hay muộn cũng sẽ bắt đầu siết chặt chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, theo thời báo Anh The Economist, ngay cả khi các trường hợp trên xảy ra, tăng trưởng tại các thị trường đang phát triển cũng sẽ không sụp đổ, bởi nó không còn đơn thuần chỉ là sự trùng hợp nhất thời các yếu tố có lợi.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng quay lại thời điểm tháng 5/2013, khi mà FED bóng gió về việc sắp hoàn tất chương trình mua trái phiếu, kéo theo tâm lý hoảng loạn tại các thị trường đang phát triển. Tại đây, thâm hụt thương mại tăng mạnh, khiến cho thị trường phụ thuộc vào bên ngoài. Chính vì vậy, khi tình trạng bán tháo diễn ra trên quy mô lớn, chịu thiệt nhiều nhất là các nước phụ thuộc vào vốn nước ngoài.

Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã hoàn toàn khác. Các thị trường đang phát triển đang có cán cân thương mại tích cực, đặc biệt là Trung Quốc. Như vậy, nỗi lo về phụ thuộc vào nước ngoài, vào các hàng hóa nhập khẩu không còn lớn như trước.

Mặc dù việc tìm được thị trường đang phát triển an toàn 10% là không thực tế. Song các nhà đầu tư vẫn có thể tính toán để tránh các cạm bẫy đầu tư. Trước hết, các vấn đề của nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ lại nóng lên, giáng một đòn mạnh vào các nước xuất khẩu nhiên liệu do giá thành giảm. Tuy nhiên, nhiều khả năng nó sẽ không dẫn đến sụt giảm đầu tư vào khai thác dầu khí và than.

Trong trường hợp này, đối diện với nhiều nguy cơ nhất lại là các nước tương đối giàu, chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng thành phẩm hoặc bán thành phẩm sang Trung Quốc (Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan…).

Mối lo thứ hai là việc Mỹ tăng lãi suất tiền gửi. Tuy nhiên, hiện nay ít ai tin rằng, việc FED siết chặt chính sách tài chính, tín dụng lại có thể làm đồng USD tăng giá. Trong trường hợp này, các nước có thâm hụt tài chính lớn nhất như Colombia, Nam Phi hay các nước có nợ bằng đồng USD nhiều nhất (Chile) là gặp nhiều khó khăn và dễ bị tổn thương hơn cả.

Như vậy, nếu như xem xét tổng thể tất cả các yếu tố nêu trên, có thể thấy nhiều nét tích cực chờ đợi các thị trường đang phát triển. Trong số đó, Nga là một ví dụ tiêu biểu. Trước hết, nước này đã vượt qua được suy thoái trầm trọng. Ngoài ra, Nga có một đồng nội tệ rẻ, cán cân thương mại tích cực và một Ngân hàng Trung ương có khả năng hành động kiên quyết. Bên cạnh đó là tỷ lệ lạm phát ngày càng giảm và triển vọng giảm lãi xuất cơ bản ngay trong năm nay./.

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn vnba.ru là vi phạm bản quyền.

Bài viết cùng chuyên mục

Tin Tức

Theo báo cáo gần đây của cơ quan nghiên cứu và dự báo Ngân hàng Liên bang Nga, tỷ lệ…

Kinh tế chung

vnba.ru- Người dân Nga cuối cùng cũng có thể tạm nói lời chia tay với sức hấp dẫn của các…

Kinh doanh-Đầu tư

vnba.ru- Nền kinh tế quốc gia của Nga vẫn “lặn ngụp” trong trong suy thoái kinh tế dưới các tác…

Kinh tế chung

vnba.ru – Theo thông tin đăng tải trên chuyên trang kinh tế Vestifinance dẫn nguồn số liệu từ Bộ Phát…

Kinh tế chung

vnba.ru- Từ 1 tháng 1 năm 2017, bất kỳ một người Nga nào cũng có thể nhận 1 ha đất…

Kinh tế chung

Theo Bloomberg, mặc dù vẫn chịu các lệnh trừng phạt từ phương Tây nhưng trái phiếu châu Âu của Nga đang…

Bình luận trong bài viết

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *