Việt Nam liệu có trở thành con hổ châu Á mới?

vnba.ru- Trong một phần tư thế kỷ qua, có một quốc gia đã thoát khỏi cảnh đói nghèo, có nền kinh tế ngày càng tăng trưởng và trong tương lai có thể sẽ trở thành một nền kinh tế phát triển. Đó chính là Việt Nam, theo nhận định của The Economist.

vietnam_infonet-1919500

Với dân số trên 90 triệu người, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP đầu người nhanh thứ hai trên thế giới kể từ năm 1990, chỉ sau Trung Quốc. Nếu trong thập kỷ tới Việt Nam có thể đảm bảo tỉ lệ tăng trưởng kinh tế là 7%, rất có thể đất nước ta sẽ trở thành một “con hổ châu Á” như Hàn Quốc và Đài Loan.

Năm 2009, khi công ty của Jonathan Moreno trong năm 2009 tìm kiếm vị trí đặt nhà máy mới để sản xuất thiết bị y tế, vì nhiều nguyên nhân công ty này  đã bỏ qua phần lớn các địa điểm sản xuất được coi là “ sân sau” của thế giới. Châu Âu và Mỹ quá đắt đỏ, Ấn Độ – quá quan liêu, và ở Trung Quốc quyền sở hữu trí tuệ gần như không được coi trọng.

Kết quả là, Việt Nam đã trở thành ứng cử viên sáng giá và duy nhất. Nhưng vào thời điểm đó, đây dường như là một “ canh bạc” đầy tủi ro, khi đất nước ta chưa trở thành một trung tâm thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Kể từ đó, bảy năm đã trôi qua. công ty của Moreno đã tiến hành nhiều cuộc kiểm tra, khảo sát tại thị trường Việt Nam và Jonathan Moreno đã nhận ra đây chính là nơi “địa lợi, nhân hòa” mà công ty Diversatek của công cần tìm.
Và đây chắc chắn không phải là ví dụ duy nhất. Trong năm 2015, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam đạt mức kỷ lục. Trong năm 2016, tỷ lệ này cũng đang được duy trì và phát triển bền vững. Tổng khối lượng giao dịch trong nửa đầu năm 2016 lên tới  11 tỷ 300 triệu USD, cao hơn 105% so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào tình trạng trì trệ.

Cũng giống như Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc đến nay, Việt Nam hiện đang hội tụ đủ các yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng nhanh và bền vững,  tạp chí tin tức hàng tuần của Anh The Economist chia sẻ.

Việt Nam đã thiết lập kỷ lục chưa từng có. Đổi mới đã giúp Việt Nam đạt được kết quả tăng trưởng, kể từ năm 1990 tỷ lệ tăng bình quân ước đạt 6%. Nhờ vậy, tỷ lệ phần trăm dân số dưới chuẩn nghèo đã giảm từ con số 58% năm 1993 xuống dưới 10%. Ngân hàng Thế giới cũng đánh giá công cuộc Đổi mới kinh tế và chính trị đã đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD, thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng 25 năm với thu nhập bình quân đầu người lên tới 2.109 USD năm 2015.
Nếu Việt Nam trong thập kỷ tới sẽ có duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7%, quỹ đạo phát triển  sẽ tương tự như Trung Quốc và các con hổ châu Á khác. Nhưng điều này rõ ràng không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Nếu tốc độ tăng trưởng giảm xuống 4%, nước ta sẽ chỉ là một trong những nền kinh tế tầm trung như Brazil và Thái Lan.
Vị trí địa lý  có lẽ là lợi thế quan trọng nhất của Việt Nam. Không có bất kỳ quốc gia nào khác nằm gần với trung tâm công nghiệp miền Nam Trung Quốc đến thế.

Khi chi phí tiền lương nhân công của Trung Quốc ngày càng tăng cao Việt Nam sẽ trở thành “sân sau”  thay thế đối với các trung tâm sản xuất với chi phí thấp nhân công hơn, đặc biệt là nếu các công ty đa quốc gia muốn duy trì thông tin liên lạc với các dây chuyền sản xuất và cung cấp khắc phục lỗi ở Trung Quốc.

Dân số tương đối trẻ, tất nhiên, làm tăng sức hấp dẫn của Việt Nam. Trong khi ở Trung Quốc, độ tuổi trung bình là 36, Việt Nam không vượt quá mức 30,7. Nước ta ta có thể sẽ phải đối mặt với quá trình lão hóa dân số nhanh chóng (thách thức già hóa dân số với nguy cơ chưa giàu đã già cũng đang đặt ra. Thêm vào đó là những vấn đề đặt ra như thu chi ngân sách luôn căng thẳng, gánh nặng nợ công, rủi ro tiềm ẩn về môi trường… ). Tuy nhiên, dân số đô thị vẫn duy trì  tiềm năng đáng kể cho sự tăng trưởng kinh tế quốc gia. Bảy trong số mười người Việt sinh sống ở khu vực nông thôn so với 44% ở Trung Quốc.
Nhiều quốc gia khác cũng tự hào có một lực lượng lao động trẻ. Nhưng rất ít trong số các nước  này  thực hiện chính sách phát triển và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả tương tự Việt Nam. Kể từ đầu những năm 1990. Chính phủ Việt Nam đã tiến hành mở cửa thị trường thương mại và đầu tư quốc tế. Tất cả điều này cho phép các công ty nước ngoài tự tin, tích cực mở các doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.

Hoạt động ngoại thương được đánh giá là có nhiều thay đổi tích cực, khi cán cân xuất nhập khẩu bình quân giai đoạn 1986 đến 2005 là 20,7 tỷ USD, gấp 7 lần so với năm 1985. Tốc độ tăng trưởng qua các thời kỳ cũng rất cao, có giai đoạn lên tới trên 18%, riêng xuất khẩu luôn tăng trên mức 20%.

Từ 40 doanh Nghiệp trực tiếp xuất khẩu đã tăng lên 20.000 vào cuối năm 2005, với sự đóng góp quan trọng của FDI. Đây chính là kết quả của việc thu hút FDI tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua. 1/4 chi phí đầu tư đến từ các dự án của các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, Việt Nam đang đối mặt với một số thách thức, mà bất kỳ trở ngại nào trong số đó cũng có thể dẫn đến sự sụt giảm mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thặng dư đầu cơ trong quá khứ là nguyên nhân gây ra bong bóng nhà đất. Năm 2011, các hiệu ứng bóng bóng bất động sản này đã nổ tung, để lại hàng loạt ngân hàng với nhiều khoản nợ “xấu”. Việt Nam phải đối mặt với vấn đề  rất nhiều ngân hàng kinh doanh trong tình trạng rủi ro cao do các loại tài sản mạo hiểm. Chính phủ vẫn đang tiến hành điều tra rà soát và “làm sạch” các tổ chức tài chính. Nhưng ở thời điểm hiện tại chính quyền và cơ quan lãnh đạo nhiều bộ, ngành vẫn đang loay hoay tìm giải pháp đầu tư vào vốn mới cho các ngân hàng cũng như thích nghi với các biến động chuyển đổi sang phương pháp làm việc hiện đại và hiệu quả hơn sau thời gian dài trì trệ.
Sử dụng hiệu quả tối đa lĩnh vực kinh tế tư nhân là điều Việt Nam đang tụt hậu so với Trung Quốc. Các công ty tư nhân Trung Quốc tạo ra 1,7 nhân dân tệ lợi nhuận cho mỗi nhân dân tệ trong khối dư tài sản, cao hơn hai lần (0,7) so với các doanh nghiệp nhà nước. Ở Việt Nam, hieeujquar sản xuất khu vực tư nhân đã giảm 0.7 lần trong thập kỷ qua, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cho rằng đây là mức thấp khó có thể chấp nhận.

Ngoài ra, mặc dù gia tăng đầu tư nước ngoài, chỉ có 36% các công ty Việt Nam tham gia thị phần các ngành công nghiệp xuất khẩu, so với 60% ở Malaysia và Thái Lan. Theo các nhà phân tích, các nhà chức trách cần tích cực thúc đẩy việc xây dựng các chu kỳ sản xuất và tiếp thị hoàn chỉnh hơn – chẳng hạn, tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật sản xuất tiên tiến cho các công ty sản xuất hàng dệt may hay có các chính sách hỗ trợ phát triển lĩnh vực quần áo may sẵn.

Sau nhiều năm tăng trưởng ổn định ở Việt Nam đã đạt đến mốc tăng trưởng quan trọng trong quá trình phát triển của mình. Ngày nay chúng ta đã trở thành một trong những quốc gia có thu nhập trung bình và cũng vì lẽ đó sẽ sớm mất quyền nhận tài trợ ưu đãi  từ các ngân hàng phát triển. Việt Nam có tiềm năng để viết tiếp câu chuyện thành công tiếp theo của châu Á và chúng ta cần can đảm hơn để đạt được mục tiêu này./.

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn vnba.ru là vi phạm bản quyền.

Bài viết cùng chuyên mục

Kinh tế chung

vnba.ru – Theo thông tin được đăng tải trên chuyên trang kinh tế RBC dẫn bài trả lời phỏng vấn…

Kinh tế chung

vnba.ru- “Gazprom” giảm sản lượng khai thác khí đốt trong khoảng từ tháng 1-7/2016 xuống 4,2% so với cùng kì…

Kinh tế chung

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi những lý lẽ và luận cứ chống lại “Dòng chảy phương Bắc” là ngu…

Kinh tế chung

vnba.ru– GDP của Nga trong nửa đầu năm nay đã giảm 0,9%, theo đánh giá sơ bộ của cơ quan…

Kinh tế chung

vnba.ru – Theo kết quả nghiên cứu mới đây nhất của hãng xếp hạng RIA Rating, Pskov đã trở thành…

Kinh tế chung

vnba.ru- Theo Bộ trưởng Bộ Thương mại Ủy ban kinh tế Á-Âu Veronica Nikishin, Nga và các quốc gia khác…

Bình luận trong bài viết

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *