Các doanh nghiệp nhỏ làm gì để vượt qua khủng hoảng?

vnba.ru – Trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp nhỏ là một trong những đối tượng chịu tác động và ảnh hưởng nhiều nhất. Để có thể vượt qua khủng hoảng, các doanh nghiệp này buộc phải tìm mọi cách, biện pháp để thích nghi và “sống sót”. Đó có thể là giảm giá các dịch vụ và hàng hóa, cắt giảm sản xuất, hay thậm chí là bán bớt cổ phần… Trong bài viết này, vnba.ru xin gửi tới bạn đọc những xu hướng hoạt động nhằm vượt qua khủng hoảng của các doanh nghiệp nhỏ tại Nga, vốn được các chuyên gia kinh tế thuộc Tổ chức xã hội toàn Nga của các doanh nghiệp vừa và nhỏ OPORA Russia ghi nhận.

малый бизнес1

Trong số những xu hướng mới, việc tăng cường khả năng cạnh tranh để có thể tồn tại trên thị trường là vô cùng quan trọng. Có tới 61,6% doanh nghiệp nhỏ cho rằng hiện nay diễn ra cuộc cạnh tranh khốc liệt trên lĩnh vực kinh doanh của mình. Chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2016 đã có 43,4% doanh nghiệp nhận thấy sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng, trong khi con số này trong năm ngoái chỉ là 34%. Theo nhận định của ông Igor Didenko – thành viên Hiệp hội các nhà kinh tế quốc tế, cạnh tranh tại thị trường Nga ngày càng gay gắt một phàn do thu nhập của người dân giảm, dẫn đến hạn chế các khoản chi cho tiêu dùng.

Ông Igor Didenko cho biết: “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng khó khăn trong cạnh tranh với nhau, chưa nói đến cạnh tranh với các công ty lớn. Chính vì vậy, hiện nay điều quan trọng là phải tìm ra được những lĩnh vực, mặt hàng, khoảng trống trong kinh doanh tiềm năng chưa được khai thác, từ đó đưa ra những mặt hàng và dịch vụ chất lượng cao và giá cả phải chăng. Thêm vào đó, doanh nghiệp cần phải tận dụng tối đa khả năng của Internet, đặc biệt là các trang mạng xã hội để quảng bá và phát triển các sản phẩm của mình”. Đi đầu xu hướng này, theo ông Didenko là tầng lớp thanh niên. Minh chứng là trong khủng hoảng, vẫn có nhiều công ty mới được thành lập với những ý tưởng kinh doanh độc đáo, mới mẻ, từ những phần mềm ứng dụng đặc biệt cho điện thoại, đến việc xuất khẩu kem sang Trung Quốc…

Theo kết quả khảo sát, xu hướng chủ yếu trong thời gian ngắn sắp tới đối với các doanh nghiệp nhỏ đã hoạt động lâu năm tại Nga (36%) đó là chuyển từ sản xuất sang kinh doanh và IT – tức là thay đổi sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. 22% doanh nghiệp khác thì xác định thay đổi quan điểm kinh doanh, trong khi 22% khác thì quyết định cắt giảm nhân sự. Để so sánh, các số liệu này trong cuộc nghiên cứu, khảo sát năm ngoái lần lượt là 29, 24 và 25%.

Nhìn chung, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 3 vấn đề nóng nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp nhỏ, đó là: nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm giảm, đồng RUB mất giá và thiếu nguồn tài chính.

Có tới 38,1% các doanh nghiệp nhỏ đã cố gắng vay tiền ngân hàng để phát triển trong những tháng vừa qua, tuy nhiên gần một nửa trong số họ đã bị từ chối. Thậm chí, 34% trong số đó còn bị ngân hàng từ chối mà không thèm đưa ra lý do. Tuy nhiên, cũng có 14,7% các trường hợp trong số này lỗi thuộc về doanh nghiệp, khi không thể chứng minh, bảo đảm mình có thể thanh toán các khoản vay đúng hạn. Ngoài ra, có tới 42,2% doanh nghiệp được hỏi cho rằng lãi suất cho vay ngày càng tăng cao trong 3 tháng qua. Cụ thể, mức lãi suất thấp nhất lên tới 9% thay vì 7% hồi năm ngoái, còn cao nhất lên tới 49% – tăng 4 điểm % so với năm 2015.

Theo lời bà Olesya Sapa – Giám đốc trung tâm thẩm định và phân tích các vấn đề doanh nghiệp thuộc OPORA Russia, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, điều khiến các doanh nghiệp lo lắng nhất chính là các khoản nợ ngày càng tăng. Chỉ trong 3 tháng đầu năm, có tới hơn 40% doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn trong quyết toán các khoản nợ của mình. Chỉ có vỏn vẹn 7,6% doanh nghiệp giảm được các khoản nợ. Trong khi đó, 33,9% doanh nghiệp gặp tình trạng các khoản nợ quá hạn ngày càng tăng. 43,7% doanh nghiệp nợ tiền nhà cung cấp, 34,7% nợ tiền thuê mặt bằng, dịch vụ công cộng và nợ lương, 23,9% nợ thuế và 24,3% hầu như không có khả năng thanh toán.

Liên quan đến tiền lương của người lao động tại các doanh nghiệp nhỏ, 36% công ty buộc phải giảm lương nhân viên – tăng 7% so với năm ngoái. Trong khi đó, số lao động được tăng lương chỉ là 7% – thấp hơn 3% so với năm 2015.

Một số liệu đáng chú ý khác là có khoảng 1/3 doanh nghiệp buộc phải tiến hành cắt giảm nhân sự, trong khi chỉ có 9% khác là tuyển thêm lao động./.

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn vnba.ru là vi phạm bản quyền.

Bài viết cùng chuyên mục

Kinh tế chung

vnba.ru – Theo kết quả nghiên cứu mới đây nhất của hãng xếp hạng RIA Rating, Pskov đã trở thành…

Kinh tế chung

vnba.ru – Các chuyên gia tài chính tham gia cuộc khảo sát RBC tin rằng vào thời điểm cuối tuần…

Kinh tế chung

vnba.ru – Tình trạng nợ công gia tăng liên tục ở cả các nước phát triển và đang phát triển…

Kinh tế chung

vnba.ru – Từ 1/7, giá các dịch vụ công cộng sẽ tăng trung bình 4%, theo thông báo từ bộ…

Kinh tế chung

vnba.ru – Như vậy là lần đầu tiên kể từ mùa hè năm 2015, Ngân hàng Trung ương Nga đã…

Kinh tế chung

vnba.ru – Trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng, thu nhập của người dân giảm sút, người tiêu dùng dù…

Bình luận trong bài viết

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *