Suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ bắt đầu từ Trung Quốc

vnba.ru- Năm ngoái, Trung Quốc trở thành tâm điểm các thị trường kinh tế toàn thế giới. Nhưng theo Tập đoàn tài chính Morgan Stanley (Mỹ)  chính nền kinh tế Trung Hoa sẽ trở thành khởi nguồn các cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp theo.

AAEAAQAAAAAAAAhmAAAAJGJhYTlkMDBmLTQ5MTgtNDM3YS04NDUxLTY5YTJlYzM3MmU1OQ

Theo ý kiến của các chuyên gia Morgan Stanley, Hoa Kỳ, Khu vực đồng tiền chung Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản đang phải đối mặt với 3 vấn đề chính nan giải: dân chủ, nợ công và phòng chống lạm phát. Trong số các quốc gia, hiện nay tổng sản phẩm quốc nội Trung Quốc đang chiếm 18% GDP thế giới và 27% nền sản xuất của tất cả các quốc gia cộng lại, cũng như đóng góp 45% tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Không ngạc nhiên nếu nền kinh tế Đại lục chững lại, Trung Quốc sẽ trở thành nhân tố lớn nhất làm chậm tốc độ tăng trưởng GDP thế giới, kéo theo hệ quả giảm nguồn thu trên hầu khắp các thị trường.

Morgan Stanley cũng cho rằng, chất xúc tác có thể đốt cháy nền kinh tế Trung Quốc ở thời điểm hiện tại chính là nợ công.

“Vấn đề chính là sự tăng cường tích tụ của nợ của Trung Quốc có thể dẫn đến một cú sốc tài chính tiềm năng, giống như cuộc khủng hoảng mà Mỹ đã từng phải kinh qua trong năm 2008 và những gì đang xảy ra ở các thị trường mới nổi trong những năm 1990. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng Chính phủ Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa sẽ đưa ra các chính sách điều tiết hợp lý góp phần giảm nguy cơ tạo nên cú sốc tài chính đối với nước này”.

Nhà nước cũng can thiệp khá mạnh tay vào hoạt động của thị trường chứng khoán, quyết định công ty nào có thể lên sàn, khi nào tăng giá cổ phiếu và can thiệp gì khi giá xuống. Chính quyền, nói cách khác, xem thị trường như công cụ chính sách, một cơ chế để thực hiện các mục tiêu kinh tế và chính trị. Hệ quả là một thị trường bất ổn, có thể chuyển từ cực này sang cực kia, có thể đang tăng trưởng chuyển thành đổ sụp.

Điều đầu tiên phải xét đến, ở thời điểm hiện tại, nền kinh tế quốc dân Trung Quốc đang phải gánh tất cả các khoản nợ công. Thứ hai, Trung Quốc vẫn là chủ nợ ròng trên thế giới, với vị thế đầu tư quốc tế ở mức 14,7% GDP dưới các hình thức thặng dư tài khoản vãng lai. Thứ ba, Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực chống lạm phát đáng kể, cho phép các ngân hàng trung ương bơm thêm vốn, tăng tính thanh khoản để quản lý bất kỳ rủi ro, lo ngại nào tiềm ẩn  trong hệ thống tài chính.

Mặc dù có một số lượng nhất định các khoản vay không được thể hiện trong hệ thống các ngân hàng, các chính trị gia nước này lại có quyền kiểm soát đáng kể đối với tình trạng thanh khoản nhằm ngăn chặn cú sốc tài chính không xảy đến.

Nhưng căng thẳng xã hội và tỷ lệ  thất nghiệp gia tăng làm cho sự can thiệp nhanh chóng của chính quyền không còn hiệu quả: “Cần xem xét đến các rủi ro đối với sự ổn định xã hội, các chính sách điều chỉnh nhanh chóng và mang tính tạm thời không thực sự đạt hiệu quả . Với hàng loạt các yếu tố và các ưu đãi về chính trị, các chuyên gia của Morgan Stanley tin rằng các sự kiện ở Trung Quốc có thể so sánh với những gì diễn ra tại Nhật Bản năm 1990”.

Như vậy, thay vì triển khai các biện pháp điều chỉnh nhanh chóng và chuyển đổi nền kinh tế dần dần sẽ trở thành hệ quả của một thời gian dài dư thừa sản xuất, áp lực giảm lạm phát và mức tăng trưởng thấp.

Morgan Stanley dự đoán rằng “mặc dù Trung Quốc đã làm chậm lại sự tăng trưởng của các khoản đầu tư trong năm 2012, dự kiến tổng đầu tư vào thị trường Trung Quốc trong năm 2016 đạt 41% GDP (4,7 nghìn tỷ USD). Điều này được so sánh với mức 24% GDP vào thời điểm 2000-2007, trong đó Trung Quốc cần phải đầu tư để duy trì cùng một hiệu quả vốn. Hiện nay, Trung Quốc phải tăng cường đầu tư khoảng 6,4 điểm phần trăm của GDP để đạt được sự gia tăng GDP 1 điểm phần trăm so với 3,6 điểm phần trăm trong 2000-2007”.

Xu hướng này chính là điều khiến tất cả các chuyên gia lo ngại khi nhận định rằng Trung Quốc chính là nhân tố kìm hãm sự tăng trưởng nền kinh tế và nguồn thu toàn thế giới.
Trong điều kiện bùng nổ hội nhập kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng có thể vượt xa khỏi ranh giới Trung Quốc và có tác động không nhỏ đến hàng loạt các khu vực thị trường khác.

Nếu tính đến tất cả các khả năng rằng Trung Quốc đang gia tăng thị phần các khoản đầu tư vốn của toàn thế giới (từ 5% năm 2000 lên 26% vào năm 2015), điều này có thể gây ra cú sốc rất lớn, và tác động của nó đến lợi nhuận toàn cầu thậm chí có thể vượt các dự báo.

Đồng thời, theo ước tính của Morgan Stanley, nền kinh tế thế giới do ảnh hưởng tiêu cực của Trung Quốc khó có thể phát triển trong điều kiện suy giảm cấu trúc, như là trường hợp với Nhật Bản trong những năm 1990.

Bây giờ tình hình phát triển nền kinh tế toàn cầu, thậm chí nếu không tính cả Trung Quốc, đã yếu hơn rất nhiều, nhưng không có bất kỳ quốc gia với một thị trường mới nổi có thể thay thế Trung Quốc trong vai trò động cơ tăng trưởng toàn cầu.

Tác động từ Trung Quốc được cảm nhận sâu sắc nhất trong các ngành thuộc phân khúc sản xuất công nghiệp, đó là, ở châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi mà thị phần của các hoạt động công nghiệp trong hoạt động kinh tế nhìn chung rất cao. Ngoài ra, các quốc gia có quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc cũng phải chịu ảnh hưởng đáng kể.

Một yếu tố khác cũng cần xem xét đến chính là áp lực chống phát kết hợp với sự mất giá của đồng nhân dân tệ sẽ có tác động đến xu hướng lạm phát ngày một tăng lên. Hoa Kỳ, cũng là một trong những yếu tố bên ngoài quan trọng ảnh hưởng gián tiếp đến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Trung Quốc khi FED kìm tăng lãi suất.

Và, rõ ràng, việc tăng lãi suất của Mỹ cũng như sự tăng cường của đồng USD sẽ chỉ đẩy nhanh quá trình sụp đổ tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Trung Quốc./.

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn vnba.ru là vi phạm bản quyền.

Bài viết cùng chuyên mục

Phân tích

vnba.ru- Từ vị trí đồng tiền chuyển biến tệ hại nhất thế giới trong năm 2014, đồng tiền quốc gia…

Kinh tế chung

vnba.ru –Vnba.ru đã có những bài phân tích về tác động của Brexit đối với kinh tế thế giới nói…

Kinh tế chung

vnba.ru – Trong những tuần gần đây Brexit đã trở thành tiêu điểm của báo chí thế giới. Cuộc trưng…

Phân tích

  vnba.ru – Bắt đầu phiên giao dịch hôm thứ sáu, đồng tiền quốc gia của Nga suy yếu so…

Kinh doanh-Đầu tư

vnba.ru – “Việc đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm tăng tính cạnh tranh trên…

Phân tích

vnba.ru- Nửa đầu tháng 8 có thể sẽ là một  bản “hồ thiên nga ” cho quá trình phục hồi…

Bình luận trong bài viết

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *