Brexit và cơ hội dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga

vnba.ruTrong những tuần gần đây Brexit đã trở thành tiêu điểm của báo chí thế giới. Cuộc trưng cầu dân ý lịch sử của Anh đã khuấy động thị trường toàn cầu, chạm đến các vấn đ nhạy cảm về người nhập cư, thương mại và quan hệ ngoại giao, các tiêu chuẩn và quy định của EU.

brexit

Trong một báo cáo gần đây của Quỹ Đầu tư Hoa Kỳ Global Investors, một trong những hệ quả sâu rộng hậu Brexit là việc xem xét lại các lệnh cấm vận của Liên minh Châu Âu đối với Nga.

Hầu như tất cả các quốc gia thành viên EU đều đồng ý rằng Nga và Tổng thống Vladimir Putin được hưởng lợi từ Brexit. Anh, quốc gia phản đối mạnh mẽ sự sáp nhập của Crimea vào Nga năm 2014, cũng giữ vai trò chủ chốt trong việc thiết lập các lệnh trừng phạt đánh vào các lĩnh vực tài chính và năng lượng, cũng như bày tỏ sự phản đối các hoạt động của ngành công nghiệp quốc phòng Nga vào hai năm trước đây.

Một số nước EU, bao gồm Áo và Hungary, đều bày tỏ sự quan tâm của mình về việc bãi bỏ hoặc giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt, vì họ không muốn làm tổn hại đến quan hệ thương mại với Nga. Một số nước khác cũng phải đối mặt với những khó khăn tương tự, mất đi cơ hội kinh doanh, hợp tác với Nga  như Phần Lan, Ba Lan và các nước vùng Baltic (Litva, Latvia, Estonia).

Quốc hội Pháp mới đây đã thông qua một nghị quyết kêu gọi Brussels dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga. Thượng viện Ý cũng phê duyệt một nghị quyết bác bỏ việc gia hạn các biện pháp trừng phạt này.

Như vậy, trong tương lai Anh sẽ không can dự vào việc quyết định xem Mát-xcơ-va có cơ hội được nới lỏng các lệnh trừng phạt này hay không.

Về lâu về dài, điều này là một dấu hiệu tốt cho nền kinh tế của Nga tránh khỏi các hệ quả tiêu cực từ các lệnh trừng phạt cũng như sự sụt giảm giá dầu trong vòng hai năm qua. Trong năm 2013, các sản phẩm năng lượng chiếm 70% tỷ trọng xuất khẩu, trong số đó  xuất khẩu dầu chiếm một phần ba tổng sản lượng. Nhưng các doanh nghiệp sản xuất dầu và khí đốt lại phải đối mặt với thực tế yếu đi của đồng rúp khiến họ buộc phải cắt giảm chi phí lao động để nâng cao hiệu quả cạnh tranh.

Các chuyên gia vẫn đang tranh luận đâu là yếu tố gây thiệt hại lớn hơn đối với Nga: các lệnh trừng phạt hay sự sụt giảm giá dầu Bent? Như đã đề cập trong các phân tích liên quan, luôn tồn tại một mối quan hệ mật thiết giữa giá dầu và đồng rúp.

Cần phải thừa nhận một sự thật rằng:  các biện pháp trừng phạt đã có những tác động không nhỏ đến nền kinh tế của Nga. Theo IMF, cấm vận kinh tế đã ảnh hưởng đến sự suy giảm GDP của Nga 1,5% trong năm 2015. Nhóm các chuyên gia phân tích kinh tế cho rằng trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2017 cấm vận kinh tế và sự sụt giảm giá dầu sẽ khiến Nga phải chịu tổn thất khoảng 600 tỷ USD. Phần lớn sự mất mát này là do thất thoát các nguồn vốn, mặc dù, kể từ khi các biện pháp trừng phạt được áp dụng quá trình thất thoát này diễn ra xảy ra tương đối chậm.. Xuất khẩu cũng phải chịu thiệt hại nặng nề. Vào tháng tư, tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 21 tỷ USD, thấp hơn 28% so với cùng kỳ năm trước.

Người ta cho rằng Anh sẽ chính thức ra khỏi EU trong vòng hai năm tới và việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt sẽ không xảy ra trong tương lai gần. Tuần trước các viên chức EUđã tiến hành bỏ phiếu gia hạn lệnh trừng phạt đối với Nga thêm sáu thángnữa. Nhiều chuyên gia phân tích, trong đó có Tổng thống Putin, nghi ngờ rằng liệu Brexit  có thay đổi mối quan hệ của Nga với khối thương mại châu Âu hay không.

Tuy nhiên, một số nước thành viên EU đang gia tăng áp lực kêu gọi EU dỡ bỏ hoặc ít nhất là giảm thiểu các biện pháp trừng phạt. Và sau khi Anh, quốc gia chủ trương ủng hộ các lệnh trừng phạt này, rời khỏi EU, người ta có thể xem xét đến việc hạn chế hoặc dỡ bỏ cấm vận kinh tế đối với Nga sớm hơn dự kiến.

Cơ quan xếp hạng tín dụng Phân Tích (ACRA) cũng đánh giá Brexit là thành công không có gì đáng ngờ đối với Nga.

Báo cáo của cơ quan này cho biết: “Xét về tổng thể, cuộc trưng cầu dân ý của Anh đã giúp Nga thành “ngư ông đắc lợi”, bởi Anh là một trong những thành viên ủng hộ tích cực nhất các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu đối với Nga. Nếu vương quốc này mất đi quyền bỏ phiếu trong EU, sẽ dễ dàng thuyết phục các quốc gia khác vốn đã không hứng khởi trước các chính sách cấm vận kinh tế này dỡ bỏ lệnh trừng phạt sớm hơn”./.

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn vnba.ru là vi phạm bản quyền.

Bài viết cùng chuyên mục

Kinh tế chung

Lãnh đạo liên minh châu Âu nhất trí gia hạn các lệnh trừng phạt kinh tế chống Nga thêm 6…

Kinh tế chung

vnba.ru – Theo thông tin được đăng tải trên thời báo Rossyiskaya Gazeta, hơn một nửa người dân Nga (53%)…

Kinh tế chung

Các ngân hàng Nga dự kiến sẽ phát hành 40 triệu thẻ “Mir” trong năm tới, theo thông tin từ…

Phân tích

vnba.ru – Theo thông tin được đăng tải trên chuyên trang kinh tế RBC mới đây, các nhà phân tích…

Tin Tức

Thị trường chứng khoán khu vực châu Á-Thái Bình Dương hôm thứ Hai tăng nhẹ trong bối cảnh đồng Yên…

Kinh tế chung

vnba.ru- Theo thông báo của Ngân hàng Nga vào hôm thứ năm, dự trữ ngoại hối nhà nước từ 12-19/8…

Bình luận trong bài viết

Liverpool viết:

I am so grateful for your article.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *